Tiểu lục địa Ấn Độ Thời_đại_đồ_sắt

Các khu vực khảo cổ tại Ấn Độ, như Malhar, Dadupur, Raja Nala Ka Tila và Lahuradewa tại Uttar Pradesh ngày nay đã cho thấy tồn tại các công cụ bằng sắt trong giai đoạn từ 1800 TCN tới 1200 TCN[2]. Một số học giả tin rằng vào đầu thế kỷ 13 TCN, công việc nung chảy sắt đã là một nghề ở quy mô lớn tại Ấn Độ, cho thấy niên đại của sự khởi đầu công nghệ này có thể là sớm hơn nhiều[2].

Vào đầu thiên niên kỷ 1 TCN đã có sự phát triển mạnh trong công nghệ luyện sắt tại Ấn Độ. Các tiến bộ công nghệ và sự tinh thông trong công nghệ luyện sắt đã thu được trong thời kỳ này. Trung tâm luyện sắt tại miền đông Ấn Độ có niên đại vào thiên niên kỷ 1 TCN[8]

Tại miền nam Ấn Độ (ngày nay là Mysore) sắt đã xuất hiện sớm nhất vào thế kỷ 11 TCN tới thế kỷ 12 TCN; các phát triển này là quá sớm để có thể có bất kỳ sự liên hệ chặt chẽ đáng kể nào với khu vực tây bắc của nước này[8].

Trong Áo nghĩa thư của Ấn Độ cũng đã có các đề cập tới công việc dệt, làm gốm sứ và luyện kim[9]

Thời kỳ Maurya tại Ấn Độ cho thấy có các tiến bộ trong công nghệ; thay đổi công nghệ này bao gồm cả luyện kim[10].

Có lẽ sớm nhất từ khoảng năm 300 TCN, mặc dù chắc chắn là khoảng năm 200, thì thép chất lượng cao đã được sản xuất tại miền nam Ấn Độ bằng phương thức mà sau này người châu Âu gọi là công nghệ nồi nấu. Trong hệ thống này, sắt rèn có độ tinh khiết cao, than củi và thủy tinh được trộn lẫn trong nồi nấu và nung nóng cho đến khi sắt nóng chảy và hấp thụ cacbon[11].